3 vấn đề an toàn trong nạo phá thai ~ Phá Thai An Toàn | Phá Thai Không Đau

Recent Posts

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

3 vấn đề an toàn trong nạo phá thai


Từ trước đến nay, việc nạo phá thai ở phụ nữ thường đem đến những hậu quả đáng tiếc như vô sinh - hiếm muộn, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Do vậy, chị em chúng ta phải nắm được những thông tin cần thiết và chuẩn bị tinh thần trước khi nạo phá thai để tạo được sự an toàn cho bản thân và sự an tâm cho gia đình, người thân của bạn.
3 vấn đề an toàn trong nạo phá thai (ảnh minh họa)
Trên thực tế, có rất nhiều lý do đưa bạn đến với quyết định nạo phá thai (hay quyết định chấm dứt quá trình thai nghén của mình), song dù thế nào, bạn cũng nên tìm hiểu thật kỹ về cách thức nạo phá thai an toàn và xin tư vấn từ các bác sỹ chuyên khoa nhằm tránh được những tai biến, di chứng sau này có thể xảy ra.

1. An toàn về thời điểm và biện pháp nạo phá thai

Điều đầu tiên, nếu bạn đã có đầy đủ lý do để không giữ cái thai trong bụng thì đừng nên chần chừ, hãy quyết định một cách dứt khoát sớm chừng nào, tốt chừng ấy vì càng “dấm” lâu, việc nạo phá thai sẽ càng kém an toàn, những rủi ro sau khi nạo phá thai càng gia tăng gấp nhiều lần so với trước.
Theo đó, bạn cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa (bệnh viện phụ sản) uy tín để kiểm tra sức khỏe và nhận được sự tư vấn, hỗ trợ về phương pháp nạo phá thai sao cho hiệu quả, an toàn nhất có thể. Tùy thuộc vào tuổi thai và điều kiện của từng cơ sở y tế mà các bác sỹ sẽ quyết định sử dụng biện pháp nào an toàn nhất cho bạn. Đặc biệt, nên chú ý những thời điểm nạo phá thai và các biện pháp tương thích với từng thời điểm cụ thể của thai kỳ:
- Phá thai bằng thuốc: được thực hiện đối với trường hợp tuổi thai dưới 7 tuần tuổi.
- Hút thai: được thực hiện khi tuổi thai chưa quá 8 tuần tuổi.
- Nạo thai: được thực hiện khi tuổi thai chưa quá 12 tuần tuổi.
- Phá thai bằng kovax: được thực hiện khi tuổi thai đã lớn.
Và chắc chắn là không được hút hoặc nạo phá thai ngoài tuổi thai đã quy định. Cụ thể là các trường hợp: hút thai có chậm kinh so với tháng trước từ 7 - 10 ngày; nạo phá thai có chậm kinh tính từ ngày kinh cuối cùng đã là 8 - 9 tuần lễ. Mỗi thời điểm và mỗi biện pháp nạo phá thai đều tiềm ẩn những nguy cơ biến chứng riêng, khi chúng được tiến hành càng muộn, độ nguy hiểm cho mẹ và thai nhi càng lớn.

2. An toàn về địa điểm

Nơi nạo phá thai an toàn nhất mà bạn có thể nghĩ đến trước tiên là bệnh viện sản khoa, khoa sản của bệnh viện đa khoa tỉnh, nhà hộ sinh, trung tâm bảo vệ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình, chứ tuyệt nhiên không phải là các cơ sở y tế tư nhân, nhất là những nơi chưa được cấp phép hay cơ sở của các thầy lang, thầy thuốc “vườn”. Lý do rất đơn giản, bởi vì ở những địa điểm này mới đảm bảo đầy đủ các điều kiện để tiến hành nạo phá thai một cách an toàn như cán bộ y tế có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, cơ sở y tế đảm bảo điều kiện vô trùng tuyệt đối và có thể cấp cứu kịp thời với những trường hợp “tai biến”…
Riêng với thai to trên 3 tháng (trên 12 tuần tuổi), chỉ có khoa sản bệnh viện tuyến tỉnh trở lên mới được giải quyết và cũng phải nằm trong tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép.

3. An toàn trong và sau khi nạo phá thai

Các thai phụ muốn “bỏ” cái thai của mình an toàn thì trước khi nạo phá thai cần phải được kiểm tra sức khỏe toàn diện và làm các xét nghiệm cần thiết, đồng thời phải được sự tư vấn kỹ lưỡng của cán bộ y tế chuyên khoa. Bên cạnh đó, yếu tố tinh thần là cực kỳ quan trọng để làm nên “thành công” của một ca nạo phá thai và giúp bạn vững vàng, ổn định sức khỏe sau khi nạo, phá.
Nếu trong quá trình nạo, phá thai có bất thường phải được xử lý cấp cứu tại chỗ hoặc được chuyển lên viện ở tuyến cao hơn, hoặc được tuyến trên về hỗ trợ kỹ thuật an toàn cho thai phụ.
Sau khi đã tiến hành xong xuôi, thai phụ cần nằm bất động, nghỉ ngơi tại chỗ từ 1 - 6 giờ, nếu thấy bình thường mới trở về nhà. Cùng với đó, bạn còn phải tuân thủ những bước sau để đảm bảo an toàn cho bản thân về lâu, về dài:
- Theo dõi sát tình trạng ra máu, nếu thấy một trong những dấu hiệu không bình thường như đau nhiều ở bụng dưới, sốt hoặc cảm giác ớn lạnh, chảy máu nhiều hơn ra máu kinh bình thường, ra máu kéo dài trên 10 ngày, cơ thể yếu, mệt, còn các dấu hiệu nghén (nôn, buồn nôn, sợ mùi thức ăn…), chưa thấy kinh trở lại sau 6 tuần, âm đạo ra nhiều khí hư có mùi hôi… thì hãy đến ngay cơ sở y tế tái khám và điều trị kịp thời nhé!
- Dùng thuốc theo đơn của bác sỹ.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục bằng nước sạch hoặc nước rửa vệ sinh phụ nữ, thay băng vệ sinh 3 – 4 lần/ngày và 1 lần/đêm. Không được thụt rửa âm đạo.
- Nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng.
- Ăn uống nhiều chất bổ dưỡng, tránh thức ăn, đồ uống có chất kích thích.
Theo Phununet

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More